clock
Đang Tải...
logo
logo

Chùm ảnh: Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới hoạt động thể thao Việt Nam

play video28/03/2025 14:25

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Thể thao Việt Nam, cùng Thời báo VTV điểm lại những hình ảnh ấn tượng về sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với công tác thể thao.

Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thể dục Trung ương, đánh dấu sự ra đời của ngành Thể thao Việt Nam.

Chùm ảnh: Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới hoạt động thể thao Việt Nam - Ảnh 1.

Người đã viết một bài với nhan đề “Sức khoẻ và thể dục” đǎng trên Báo Cứu quốc, kêu gọi toàn dân gắng tập thể dục, bồi bổ sức khỏe.

Ngày 29/1/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định số 25/CT lấy ngày 27/3 hằng năm làm “Ngày Thể thao Việt Nam”. Quyết định ghi rõ Ngày Thể thao Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp Nhân dân và phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động thể thao văn hóa lành mạnh. Ngày 27/3/1946 chính thức là ngày thành lập ngành Thể dục thể thao Việt Nam.

Chùm ảnh: Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới hoạt động thể thao Việt Nam - Ảnh 2.

Sáng ngày 14/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Hà Nội sang thăm trường Trung cấp Thể dục Thể thao Trung ương tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Cán bộ, giáo viên và 500 sinh viên vô cùng phấn khởi và vinh dự được đón Bác Hồ đến thăm trường.

Ngày nay, khi đất nước đang bước vào vận hội mới, kỷ nguyên vươn mình. Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: “Song song với giáo dục trí tuệ là chiến lược nâng cao sức khỏe và thể chất của người Việt. Cần khuyến khích phát triển thể thao học đường một cách bài bản và hiệu quả nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam. Chúng ta cần đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2045 là chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam phải đạt một mức nào đó ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe toàn dân và xây dựng các cơ sở hạ tầng thể thao hiện đại trở thành yêu cầu cấp thiết. Chúng ta cũng cần đặt mục tiêu tăng số lượng vận động viên thể thao thành tích cao, hướng tới giành huy chương tại các giải đấu lớn như ASIAD và Olympic, không chỉ ở các môn đòi hỏi kỹ năng mà cả các môn đòi hỏi thể lực, sức mạnh vượt trội”.

Chùm ảnh: Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới hoạt động thể thao Việt Nam - Ảnh 3.

Không quản ngại nắng mưa, mặc dù có lịch trình công việc dày đặc, Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn có sự quan tâm sâu sát và động viên, khích lệ hoạt động thể dục, thể thao nước nhà.

Kết luận 70-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển thể thao trong tình hình mới ngày 31/01/2024 đã yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân đối với phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao. Đối với phong trào thể thao quần chúng, toàn dân rèn luyện thể lực thì thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở rất quan trọng.

Chùm ảnh: Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới hoạt động thể thao Việt Nam - Ảnh 4.

Chủ tịch nước Lương Cường, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tham quan các hoạt động văn hóa, thể thao của người dân tại xã Pa Tần, Lai Châu. – Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2164/QĐ-TTg của về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030. Đây được coi là cơ sở pháp lý và định hướng rất quan trọng để các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là Bộ VH,TT&DL triển khai xây dựng và phát triển mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn cả nước nhiều năm qua.

Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần quốc tế hoá nền văn hoá, thể thao đậm đà bản sắc dân tộc, hệ giá trị Việt Nam thông qua VHTTDL, đồng thời Việt Nam hoá những tinh hoa của thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng và sứ mệnh của ngành VHTTDL là lực lượng xung kích, chủ công trên mặt trận này.

Chùm ảnh: Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới hoạt động thể thao Việt Nam - Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Australia Anthony Albanese giao lưu với đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và đội tuyển U20 nữ Australia (6/2023). – Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Đối với lĩnh vực TDTT, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết: Bộ đang triển khai thực hiện tinh thần chỉ đạo Kết luận 70 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới cũng như Chiến lược phát triển TDTT mới được Chính phủ phê duyệt.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 chứng kiến lần đầu tiên thể thao Việt Nam đứng đầu tại một kỳ Đại hội được tổ chức bên ngoài lãnh thổ khi dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với thành tích 136 huy chương vàng, 104 huy chương bạc, 114 huy chương đồng.

Chùm ảnh: Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới hoạt động thể thao Việt Nam - Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao thưởng tuyên dương các vận động viên đạt thành tích cao tại SEA GAMES 32.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng, việc cải thiện, nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam cần phải có thời gian và có sự đầu tư lớn, bài bản, khoa học và lâu dài. Thực tế cho thấy các quốc gia thành công tại các kỳ Olympic, Asian Games đều là những nền kinh tế lớn, có sự tập trung đầu tư lớn.

Bộ trưởng cho biết, để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong lĩnh vực quản lý của Bộ, Bộ VHTTDL cũng đã đề nghị, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để sửa đổi về Thể chế cũng như sửa đổi Thông tư về chế độ, chính sách, thù lao cho các diễn viên hay cải thiện chế độ, chính sách cho các VĐV.

Theo vtv.vn

CAM NANG CHUYEN DOI SO
SERI KY SU - DOC DAO NUOC TROI
NINH THUAN TAM NHIN VA KHAT VONG
NUI CHUA KHO BAO THIEN NHIEN