Sau gần 5 thập niên “ngủ yên”, sự xuất hiện trở lại của làng Kallio-ngôi làng từng phải “hy sinh” trong quá trình xây dựng hồ nhân tạo Mormos đã cảnh báo cho quốc gia xinh đẹp trên bán đảo Balkan về nguy cơ thiếu nước trầm trọng.
Apostolos Gerodimos là người một người dân cũ của làng Kallio. Cuối những năm 1970, cùng với khoảng 60 người khác, ông đã buộc phải di chuyển lên các vùng đất cao hơn khi một con đập được xây dựng.
Apostolos ước tính, để dành diện tích cho dự án hồ chứa nhân tạo khổng lồ, cung cấp nước chính cho Athens, khoảng 80 công trình, bao gồm cả nhà thờ và trường học đã phải “hy sinh”. Những người như ông, hoặc được chuyển về Athens cách đó chừng 200km; hoặc di chuyển lên các khu vực cao hơn.
Đầu tháng 9/2024, sau gần 5 thập kỷ, Apostolos mới thấy lại bóng dáng của làng Kallio khi mực nước hồ Mormos bắt đầu rút xuống, để lộ ra nóc của một công trình bằng đá cổ xưa. Không khó để Apostolos xác định: Đó là phần mái của công trình từng là trường tiểu học của làng hơn 50 năm về trước.
Đầu tháng 9/2024, sau gần 5 thập kỷ, Apostolos mới thấy lại bóng dáng của làng Kallio khi mực nước hồ Mormos bắt đầu rút xuống, để lộ ra nóc của một công trình bằng đá cổ xưa. – Ảnh: EPA/The Guardian. |
“Đây thực sự là một cơn ác mộng. Mực nước hồ đang ngày càng giảm dần, từ đó, ngày càng nhiều tòa nhà vốn bị ngập nước lộ ra”, Apostolos nói; đồng thời bày tỏ lo ngại tình trạng sẽ “tiếp tục tồi tệ hơn” nếu mưa không xuất hiện trong mùa đông sắp tới.
Kostas Koutsoumbas, Phó thị trưởng của ngôi làng bên hồ Mormos thậm chí còn khẳng định: Nước hồ đã “giảm tới 40m chỉ trong năm nay”. “Từ năm 1993, chúng tôi chưa từng thấy hiện tượng tương tự”, ông nói.
Không nơi nào cho thấy rõ lượng mưa giảm mạnh ở Hy Lạp hơn hồ chứa Mornos. Cũng không khu định cư nào cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng của hạn hán năm nay hơn Kallio…
Một khu vực khô cạn của hồ chứa Mornos. Công ty cấp nước Eydap ước tính mực nước đã giảm 30% so với năm ngoái. – Ảnh: EPA/The Guardian. |