clock
Đang Tải...
logo
logo

Hội nghị  trực tuyến triển khai công tác ứng phó với bão số 7

play video09/11/2024 10:34

Chiều ngày 08/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị  trực tuyến với 12 địa phương ven biển từ Hà Tỉnh đến Bình Thuận về triển khai công tác ứng phó với bão số 7. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác ứng phó với bão số 7.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận và các đại biểu dự hôi nghị trực tuyến tai điểm cầu Ninh Thuận.

Theo dự báo của của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 8/11/2024, vị trí tâm bão số 7 ở trên vùng biển Đông của khu vực bắc biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, tại khu vực biển tỉnh Ninh Thuận có mưa rào và dông rải rác; gió hướng Đông Bắc mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động, sóng biển cao từ 2 – 4m. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác trên biển và ven biển đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Tại tỉnh Ninh Thuận, để chủ động ứng phó bão số 7, các Sở, ban, ngành và địa phương đã thực hiện nghiêm túc theo Công điện số 8356 về việc ứng phó với bão YINXING  gần biển Đông; Tổ chức theo dõi sát diễn biến của bão, chỉ đạo thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi neo đậu an toàn. Đến thời điểm hiện tại có 2.268 phương tiện/12.392 lao động, được neo đậu tại các cảng trong tỉnh và hiện còn 309 phương tiện/2.781 lao động hoạt động trên biển.

Sau khi nghe các địa phương báo cáo phương án ứng phó với bão số 7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị: các địa phương theo dõi chặt chẽ, cập nhật tình hình, diễn biến của cơn bão; chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó bão. Trong đó, tổ chức kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn.  Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương tiện, chủ động sơ tán người dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; bảo đảm an toàn đê điều, hồ, đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản. Các cơ quan báo chí đưa tin kịp thời, diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân nắm bắt, chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời./.

Bài và ảnh: Kim Thùy – Đình Hùng

CAM NANG CHUYEN DOI SO
SERI KY SU - DOC DAO NUOC TROI
NINH THUAN TAM NHIN VA KHAT VONG
NUI CHUA KHO BAO THIEN NHIEN