Phát biểu tại buổi thông tin tình hình, bà Gita Sabharwal, Điều phối viên thường trực của Liên hợp quốc tại Indonesia nhấn mạnh: “Tội phạm mạng đã trở thành vấn đề cấp bách và đang định hình lại cách chúng ta nghĩ về an ninh, công lý và ổn định kinh tế. Đây là một thách thức xuyên biên giới, nhắm vào cả cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức”.
Theo bà Gita, các mạng lưới tội phạm mạng hiện nay gia tăng hoạt động bất hợp pháp với nhiều hình thức tinh vi và ngày càng mở rộng phạm vi. Điều này không chỉ làm suy yếu nền kinh tế quốc gia mà còn làm suy yếu các nỗ lực phát triển, sự ổn định xã hội và lòng tin của công chúng.
Ngoài những tổn thất về tài chính, các nạn nhân cũng phải đối mặt với những tổn thương về mặt tâm lý sâu sắc. Nhiều người trong số họ phải chịu sự xấu hổ, kỳ thị và tổn thương tâm lý lâu dài.
Tội phạm mạng là mối đe dọa trực tiếp đến sự phát triển quốc gia, an ninh tài chính và niềm tin của công chúng vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Liên hợp quốc, thông qua các cơ quan và quan hệ đối tác của mình, cam kết hỗ trợ các nỗ lực quốc gia và khu vực để chống lại tội phạm mạng. Một trong những vai trò chính của UNODC là tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế – cả trong ASEAN và ngoài ASEAN.
Tăng cường hợp tác xuyên biên giới, chia sẻ thông tin tình báo và phát triển các khuôn khổ pháp lý và thể chế mạnh mẽ là những bước thiết yếu để bảo đảm không có quốc gia nào bị bỏ lại dễ bị tổn thương.
Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, Indonesia và tất cả các quốc gia trong khu vực trong nỗ lực xây dựng một tương lai kỹ thuật số an toàn và kiên cường hơn.
Trong khi đó, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông khẳng định Công ước này đánh dấu một thành tựu lịch sử trong phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự, là hiệp ước toàn cầu đầu tiên giải quyết những thách thức đa dạng của tội phạm mạng.
![]() |
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông phát biểu. – Ảnh: TTXVN. |