Đó là một bước đột phá có thể đánh dấu sự phát triển của các phương pháp điều trị mới cho căn bệnh hiểm nghèo này và có thể dẫn đến những đột phá tương tự đối với các loại ung thư khác ở người.
Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) vào ngày 28/8.
Nhà sinh học phân tử Christopher Vakoc thuộc Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor cho biết: “Các tế bào biến thành cơ theo đúng nghĩa đen”.
“Khối u mất tất cả các thuộc tính ung thư. Chúng đang chuyển từ một tế bào tự sinh sản thành các tế bào dành cho sự co bóp. Bởi vì tất cả năng lượng và nguồn lực của nó giờ đây được dành cho sự co lại, nó không thể quay trở lại quá trình nhân lên”.
Ung thư phát sinh khi các tế bào từ các bộ phận khác nhau của cơ thể đột biến. Ung thư cơ vân ác tính (rhabdomyosarcoma) là một loại ung thư thường thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nó thường bắt đầu ở cơ xương khi các tế bào trong đó đột biến, nhân lên và chiếm lấy cơ thể. Cơ vân chính là cơ hoạt động theo chủ ý, phân bố ở tứ chi và những phần cơ thể mà con người có thể điều khiển được.
Ung thư rhabdomyosarcoma rất hung dữ và thường gây chết người; tỷ lệ sống sót của nhóm nguy cơ trung bình là từ 50 đến 70%.
Một sơ đồ minh họa sự chuyển đổi từ ung thư rhabdomyosarcoma sang tế bào cơ. – Ảnh: Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor. |