Methane là tác nhân quan trọng thứ hai gây ra biến đổi khí hậu. Chiếm khoảng 20% lượng khí nhà kính do con người thải ra, methane có nguy cơ gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh hơn khí CO2 gấp 80 lần trong khoảng thời gian 20 năm và ước tính đã góp phần gây ra 30% tình trạng nóng lên toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.
Theo nghiên cứu mới công bố trên Environmental Research Letters cùng với dữ liệu trong Earth System Science Data, lượng khí thải methane toàn cầu trong 5 năm qua đã tăng nhanh hơn bao giờ hết. Với nồng độ methane trong khí quyển hiện cao hơn 2,5 lần so với thời kỳ tiền công nghiệp, vấn đề cấp bách là phải kiềm chế sự phát triển nhanh chóng của chất gây ô nhiễm khí hậu mạnh nhưng tồn tại trong thời gian ngắn này.
Ông Fattih Birol, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: “Xử lý khí methane là một trong những việc quan trọng nhất, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, có thể thực hiện để hạn chế tình trạng nóng lên trong thời gian ngắn”.
Trong khi đó, ông Nicola Armaroli, Giám đốc nghiên cứu, Viện tổng hợp Hữu cơ và Phản ứng quang học, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Italy cũng cho biết: “Chúng ta không thể nhìn thấy nó vì là methane không màu. Và bạn có thể phát hiện nó thông qua quang phổ hồng ngoại, nghĩa là có một số phần của quang phổ mặt trời bị methane hấp thụ mà chúng ta không thể nhìn thấy trong tia hồng ngoại. Và đó là những gì máy ảnh đó chụp được, vì vậy, nó có thể chụp được những gì chúng ta không thể nhìn thấy bằng con người”.
Khí methane chiếm khoảng 20% lượng khí thải khí nhà kính do con người gây ra. – Ảnh: Getty. |