clock
Đang Tải...
logo
logo

UBND tỉnh Ninh Thuận họp nghe báo cáo điều chỉnh, bổ sung Đề án phát triển chăn nuôi

play video21/10/2024 16:05

Sáng ngày 21/10/2024, đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận chủ trì cuộc họp nghe báo cáo việc điều chỉnh, bổ sung Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

UBND tỉnh Ninh Thuận họp nghe báo cáo điều chỉnh, bổ sung Đề án phát triển chăn nuôi.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận, Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 69 ngày 24/1/2022 có tổng cộng 49 vùng chăn nuôi tập trung, với quy mô diện tích 2.005 ha, tập trung ở các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước và Ninh Hải. Sau khi rà soát các chủ trương, chính sách mới, dự báo tác động ảnh hưởng của các vùng chăn nuôi liên quan đến vấn đề môi trường, điều kiện đất đai, dự kiến điều chỉnh giảm xuống còn 45 vùng chăn nuôi tập trung, với diện tích 1.689 ha; đồng thời, điều chỉnh phát triển tổng đàn heo đến năm 2030 đạt 423.300 con, tăng 216.300 con so với Đề án ban đầu đề ra.

Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu.

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh: Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, để Đề án phát huy hiệu quả, đảm bảo phát triển chăn nuôi, nâng cao hệ số sử dụng đất và lợi thế của từng vùng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận cần phối hợp với ngành liên quan và các địa phương thống kê lại toàn bộ tổng đàn, diện tích chăn nuôi của các trang trại, từ đó hình thành quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung phù hợp. Tham mưu ban hành đồng bộ các tiêu chí kiểm soát về quy mô diện tích nuôi cũng như quy trình xử lý chất thải theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Rà soát lại các dự án chăn nuôi đã được Tỉnh cấp chủ trương đầu tư và dự án chưa được cấp phép để bố trí quỹ đất phù hợp. Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ hoạt động chăn nuôi tại các trang trại; kiên quyết xử lý đối với các trang trại không chấp hành theo đúng quy mô cấp phép và không đảm bảo vấn đề môi trường./.

Bài và ảnh: Mộng Thu – Asah Xuyến

CAM NANG CHUYEN DOI SO
SERI KY SU - DOC DAO NUOC TROI
NINH THUAN TAM NHIN VA KHAT VONG
NUI CHUA KHO BAO THIEN NHIEN