clock
Đang Tải...
logo
logo

Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trên thế giới

play video03/04/2022 16:08

Dưới đây là những vụ nổ hạt nhân lớn nhất thế giới, mạnh gấp nhiều lần sức nổ của bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản cuối Thế chiến 2.

Ngày 30/10/1961, Liên Xô thả vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng phát nổ trên quần đảo Novaya Zemlya (phía Bắc của Vòng Bắc cực). Với sức nổ 50 megaton, “Bom Sa hoàng” mạnh hơn khoảng 3.300 lần so với vũ khí hạt nhân 15 kiloton mà Mỹ ném xuống Hiroshima (Nhật Bản). Quả bom được Liên Xô đặt tên là RDS-220, còn được gọi là Big Ivan hay Vanya. Tuy nhiên, cái tên "Bom Sa hoàng" (Vua của các loại bom) là phổ biến nhất.
Vào ngày 24/12/1962, Liên Xô đã thả “món quà Giáng sinh” xuống bãi thử nghiệm trên quần đảo Novaya Zemlya. Với sức công phá 24,2 megaton, quả bom hạt nhân này có sức công phá chưa bằng một nửa so với Bom Sa hoàng, nhưng vẫn là vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai từng được kích nổ. Quả bom chỉ đơn giản được gọi là “Vụ thử nghiệm 219”. Đây cũng là một trong những quả bom hạt nhân cuối cùng được Liên Xô thả từ trên không. Các cuộc thử nghiệm sau đó được tiến hành dưới lòng đất.
Ngày 5/8/1962, Liên Xô đã thả một quả bom hạt nhân 21,1 megaton xuống quần đảo Novaya Zemlya. Đây là vụ nổ hạt nhân mạnh thứ ba trong lịch sử, và được gọi đơn giản là “Vụ thử nghiệm 147”. Quả bom này có sức mạnh gấp khoảng 1.400 lần quả bom ném xuống Hiroshima. Dù có sức nổ lớn nhưng vụ nổ hạt nhân này không được biết đến nhiều như những vụ khác trong danh sách này.
Ngày 25/9/1962, Liên Xô thả quả bom hạt nhân 19,1 megaton xuống quần đảo Novaya Zemlya. Được gọi đơn giản là “Vụ thử nghiệm 173”, quả bom này không có cái tên nào khác. Vụ thử nghiệm quả bom này diễn ra chỉ vài tuần trước khi xảy ra Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba - một cuộc khủng hoảng đã đưa Liên Xô và Mỹ bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Vụ nổ Castle Bravo. Ngày 1/3/1954, Mỹ cho nổ một vũ khí hạt nhân 15 megaton trên đảo san hô Bikini, thuộc quần đảo Marshall trong một vụ thử có mật danh là “Castle Bravo”. Quả bom được kích nổ trên bề mặt chứ không phải thả xuống từ trên không và là vụ nổ vũ khí hạt nhân mạnh thứ năm trong lịch sử.
Vụ nổ Castle Yankee. Ngày 5/5/1954, một vũ khí hạt nhân với sức công phá 13,5 megaton đã được Mỹ kích nổ trên một sà lan bên cạnh đảo san hô Bikini. Bụi phóng xạ của nó lan đến tận Mexico City cách nơi thử nghiệm hơn 11.000km chỉ trong 4 ngày. Vụ nổ này có thể gây bỏng độ 3 trong khu vực có bán kính khoảng 4.500 km2.
Vụ thử nghiệm 123. Ngày 23/10/1961, Liên Xô đã thả một quả bom 12,5 megaton xuống quần đảo Novaya Zemlya, mạnh gấp 830 lần quả bom ở Hiroshima. Đây là vũ khí hạt nhân mạnh thứ bảy được phát nổ trong lịch sử. “Vụ thử nghiệm 123” là sự mở đầu cho “Bom Sa hoàng” được thả ở cùng khu vực chỉ một tuần sau đó.
Vụ nổ Castle Romeo. Ngày 26/3/1954, Mỹ kích nổ một vũ khí hạt nhân trên một sà lan ngoài khơi đảo san hô Bikini. Có mật danh "Castle Romeo", vụ thử được thực hiện chỉ vài tuần sau khi vụ thử Castle Bravo đã phát tán bụi phóng xạ khắp quần đảo Marshall.
Vụ nổ Ivy Mike. Ngày 1/11/1952, "Ivy Mike" hay "Mike", trở thành vũ khí nhiệt hạch đầu tiên được kích nổ hoàn toàn, với sức công phá 10,4 megaton. Ivy Mike được cho nổ trên bề mặt đảo san hô Enewetak trên quần đảo Marshall. Vào thời điểm tiến hành vụ nổ, Chiến tranh Triều Tiên đang bùng phát, Mỹ và Liên Xô đang chạy đua vũ trang hạt nhân./.
CAM NANG CHUYEN DOI SO
SERI KY SU - DOC DAO NUOC TROI
NINH THUAN TAM NHIN VA KHAT VONG
NUI CHUA KHO BAO THIEN NHIEN