clock
Đang Tải...
logo
logo

Thêm bằng chứng về sự sống trên Sao Hỏa

play video26/11/2024 14:14

Liệu Sao Hỏa có từng là nơi có thể sống được hay không?. – Ảnh: iStock.

Bằng chứng được công bố vào ngày 23/11 vừa qua khẳng định Hành tinh Đỏ có thể đã từng có những điều kiện thích hợp cho sự sống.

Với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu không gian, con người đang dần vén lên những bí ẩn của vũ trụ, đặc biệt là về sự sống ngoài Trái Đất. Một phát hiện mới đây từ các nhà khoa học Australia đã đưa chúng ta lại gần hơn với câu hỏi “Liệu Sao Hỏa có từng là nơi có thể sống được hay không?”. Bằng chứng được công bố vào ngày 23/11 vừa qua khẳng định Hành tinh Đỏ có thể đã từng có những điều kiện thích hợp cho sự sống.

Cụ thể, nhóm nhà khoa học thuộc trường Đại học Curtin và Đại học Adelaide (Australia) đã phân tích một hạt zircon 4,45 tỷ năm tuổi từ thiên thạch NWA7034, hay còn gọi là “Black Beauty”, được phát hiện ở sa mạc Sahara vào năm 2011. Kết quả cho thấy zircon – một loại khoáng chất được biết đến như “thẻ căn cước” của những dấu vết địa chất – đã lưu giữ những dấu hiệu hóa học cho thấy có sự hiện diện của các chất lỏng giàu nước. Đây là một chỉ dấu quan trọng cho thấy nước đã từng tồn tại trong quá trình hoạt động núi lửa ban đầu trên Sao Hỏa.

Ông Aaron Cavosie – một thành viên của nhóm nghiên cứu, thuộc Khoa Khoa học Địa chất và Hành tinh học của Đại học Curtin – cho biết phát hiện này không chỉ là bước ngoặt trong việc tìm hiểu hệ thống thủy nhiệt cổ đại trên Sao Hỏa, mà còn làm sáng tỏ khả năng Hành tinh Đỏ có thể đã hỗ trợ sự sống trong quá khứ. Ông nêu rõ: “Chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật phân tích địa hóa học nano để phát hiện bằng chứng nguyên tố về nước nóng trên Sao Hỏa cách đây 4,45 tỷ năm”.

Cũng theo ông Cavosie, hệ thống thủy nhiệt chính là nền tảng quan trọng cho sự phát triển sự sống trên Trái Đất và giờ đây, những dấu vết này cho thấy Sao Hỏa cũng từng có nước – một yếu tố quan trọng cho những môi trường có thể sinh sống được. Dù bề mặt Sao Hỏa hứng nhiều va chạm thiên thạch khiến lớp vỏ của nó bị xáo trộn nhưng nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng đã có nước trên Sao Hỏa trong giai đoạn tiền-Noachian (cách đây khoảng 4,1 tỷ năm), thời kỳ đầu trong quá trình hình thành vỏ hành tinh.

Liệu con người có thể sống sót một mình trên một hành tinh khác trong nhiều tháng? Thử nghiệm của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa chúng ta đến gần hơn với câu trả lời.

Cuộc thử nghiệm của NASA có tên gọi CHAPEA được thiết kế nhằm hiểu rõ hơn tác động của sự cô lập đối với hiệu suất và sức khỏe của phi hành đoàn với mục tiêu lâu dài là chuẩn bị cho sứ mệnh tương lai trên Sao Hỏa. Dự án kéo dài 378 ngày và mới kết thúc vào đầu tháng 7. Nhà sinh vật học Kelly Haston, 53 tuổi đã tham gia cuộc thử nghiệm này.

Kelly Haston đã sống hoàn toàn cô lập trong thời gian tham gia dự án, tiến hành các hoạt động mô phỏng như đang ở ngoài không gian, từ “các bước đi bộ trên Sao Hỏa” đến chăm sóc một khu vườn thẳng đứng, và đôi khi phải đấu tranh, vật lộn với sự nhàm chán. Với cô, điều khó khăn nhất đó là phải xa người thân trong hành trình dài ngày này.

Cô thừa nhận việc đi vào không gian là một cơ hội tuyệt vời và cô tự hào khi tham gia dự án thúc đẩy công cuộc khám giá không gian. Cô chia sẻ cô có thể ở trong môi trường sống đó thêm một năm nữa và sống sót với tất cả những hạn chế khác, nhưng nỗi nhớ gia đình luôn là điều khó khăn và những trải nghiệm trong thời gian tham gia cuộc thử nghiện này khiến cô phải suy nghĩ lại về thực tế cuộc sống trên hành tinh Đỏ. Ngoài ra, việc liên lạc với thế giới bên ngoài bị chậm lại 20 phút mỗi chiều do mô phỏng thời gian tín hiệu vô tuyến truyền giữa Trái Đất và Sao Hỏa.

Những người duy nhất mà cô tiếp xúc trực tiếp là ba đồng đội và những người cùng định cư trên Sao Hỏa. Cô cùng các đồng đội sinh sống trong ngôi nhà rộng 160m2 gồm khu nhà ở của phi hành đoàn, khu vực chung và một khu vực trồng trọt. Môi trường sống in 3D này được lắp đặt bên trong một nhà chứa máy bay tại Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA ở Houston. Các thành viên phi hành đoàn mặc bộ đồ phi hành gia và đi qua một khoang khí để đến khu vực làm các nhiệm vụ được điều phối.

Ngoài yếu tố tâm lý, CHAPEA còn chú trọng ghi chép lượng thức ăn tiêu thụ của mỗi thành viên phi hành đoàn, phân tích mẫu máu, nước bọt, nước tiểu, thói quen ngủ, thể chất và nhận thức của phi hành đoàn trong thời gian tham gia nghiên cứu. Điều này hỗ trợ các nhà khoa học xác định được các điều kiện tối thiểu cần thiết để duy trì sức khỏe của các phi hành gia và đảm bảo thành công của nhiệm vụ.

NASA đã giữ kín thông tin chi tiết về các nhiệm vụ của phi hành đoàn để giữ yếu tố bất ngờ cho cuộc thử nghiệm CHAPEA 2 dự kiến được tiến hành vào năm 2025.

Theo vtv.vn

CAM NANG CHUYEN DOI SO
SERI KY SU - DOC DAO NUOC TROI
NINH THUAN TAM NHIN VA KHAT VONG
NUI CHUA KHO BAO THIEN NHIEN